C’new Lab hoàn toàn không chứa 25 thành phần cần thận trọng trong sản xuất dược mỹ phẩm (Phần 1)
Dược mỹ phẩm thảo dược C’new Lab cam kết 100% sản phẩm không chứa 25 chất cần thận trọng trong sản xuất dược mỹ phẩm, đảm bảo an toàn cao nhất cho người sử dụng. KHÔNG PHẢI MỌI CHẤT CÓ TÁC DỤNG LÀM ĐẸP ĐỀU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM Làm đẹp là nhu […]
Dược mỹ phẩm thảo dược C’new Lab cam kết 100% sản phẩm không chứa 25 chất cần thận trọng trong sản xuất dược mỹ phẩm, đảm bảo an toàn cao nhất cho người sử dụng.
KHÔNG PHẢI MỌI CHẤT CÓ TÁC DỤNG LÀM ĐẸP ĐỀU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỸ PHẨM
Làm đẹp là nhu cầu chung của tất cả con người từ thời xa xưa đến nay. Để làm đẹp, những sản phẩm có tác dụng đến cơ thể, làn da… được con người sử dụng với mục đích cải thiện và hướng đến vẻ đẹp mong muốn.
Những sản phẩm có tác dụng làm đẹp này có thể bao gồm một hoặc nhiều thành phần, chiết xuất từ một hoặc nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Tất cả chúng hợp thành để tạo ra một sản phẩm có tính năng làm đẹp mà con người muốn.
Nếu như trước đây con người mới chỉ quan đến đến hiệu quả làm đẹp từ những sản phẩm làm đẹp. Thì hiện tại, nhu cầu làm đẹp đang đi liền với tính an toàn khi sử dụng sản phẩm mỗi lúc một cao hơn. Bởi, qua quá trình dài sử dụng những sản phẩm làm đẹp không ít trường hợp đã gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến hiệu quả mong muốn cũng như sức khỏe.
Để giảm tác dụng phụ không mong muốn từ mỹ phẩm, hàng trăm ngàn cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều thập niên qua. Những cuộc nghiên cứu này đã lần lượt chỉ ra được danh mục rất nhiều chất có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến người dùng khi chúng tồn tại trong mỹ phẩm.
Dựa trên những cuộc nghiên cứu rất thành công này, các nhà sản xuất mỹ phẩm đã lần lượt loại bỏ các chất không tốt cho người dùng mỹ phẩm, và thay thế chúng bằng những loại an toàn hơn. Thậm chí, có những doanh nghiệp còn mạnh tay gạch sổ toàn bộ cả những chất vẫn đang được nghi ngờ hoặc rất ít gây hại cho sức khỏe người dùng. Điều này giúp sản phẩm của họ trở nên an toàn hơn bao giờ hết.
Với C’New Lab, chúng tôi là cung cấp những sản phẩm thuộc danh mục dược mỹ phẩm. Nghĩa là, các sản phẩm C’New Lab vừa mang đặc tính của mỹ phẩm, vừa có công dụng điều trị, phục hồi của dược phẩm. Dược mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế cũng như thử nghiệm theo các quy định nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng. Các thành phần có tính y dược học, đóng vai điều trị chuyên sâu các vấn đề về da. Do đó, mang đến hiệu quả tối ưu và có tính an toàn cao hơn.
Ngoài những chất cấm trong danh mục chất không được phép có trong dược mỹ phẩm, C’New Lab cam kết 100% sản phẩm của chúng tôi không chứa cả 25 thành phần cần thận trọng.
C’NEW LAB HOÀN TOÀN KHÔNG CHỨA 25 THÀNH PHẦN CẦN THẬN TRỌNG TRONG SẢN XUẤT DƯỢC MỸ PHẨM
1. Dầu khoáng
Không nên sử dụng các sản phẩm kết hợp dầu khoáng với các thành phần gây bí lỗ chân lông khác như: Laureth 4, Sodium lauryl sulfate, Carrageenan.
2. Dầu silicone
Dầu silicon là sản phẩm dầu nhớt được pha chế từ dầu gốc khoáng cao cấp và các chế phụ gia chống mài mòn, phụ gia chống oxy hóa. Dầu silicon là thành phần xuất hiện cực kỳ phổ biến trong mọi công thức mỹ phẩm, từ kem dưỡng, serum, cho đến các sản phẩm chăm sóc cơ thể như dầu gội, dầu xả, dưỡng thể,…
Dầu silicon tạo ra một hàng rào bảo vệ da giúp khóa ẩm, đối với những làn da bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, khả năng tạo một rào chắn này là vô tình giữ lại dầu, bụi bẩn, tế bào da chết, làm cho tình trạng diễn biến xấu hơn.
Thêm vào đó, việc rửa trôi Silicone khó khăn hơn nhiều hoạt chất khác. Cần phải thông qua cách tẩy trang nhiều lần và sử dụng sữa rửa mặt (massage thật kỹ) thì có thể loại bỏ Silicone trên da một cách hoàn toàn.
3. Polyacrylamide
Polyacrylamide là một polymer của monomer acrylamide, còn được gọi bằng tên khác đơn giản hơn là PAM. Polyacrylamide được ứng dụng trong mỹ phẩm như dưỡng ẩm, sản phẩm làm sạch da, kem dưỡng da, kem chống nắng, trang điểm, chăm sóc tóc và móng…
Đây là một chất độc có hại cho hệ thần kinh. Dù không quá độc hại nhưng Polyacrylamide khi bán trên thị trường vẫn còn chứa một lượng acrylamide thừa trong quá trình sản xuất (dưới 0.05%). Tạp chí Độc chất Quốc tế báo cáo, Polyme Polyacrylamide không có khả năng xâm nhập vào da. Nhưng báo cáo này không thông báo rằng dư lượng Monome Acrylamide trong chất này xâm nhập được vào da.
Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR đã kết luận Polyacrylamide an toàn khi sử dụng trong một số loại mỹ phẩm. Tuy nhiên năm 2003 họ cũng đã nghiên cứu lại độ an toàn của chất này vì lo ngại về tác hại tiềm tàng của Monome Acrylamide. Và chuyên gia đã khuyến nghị nên dùng chất này trong mỹ phẩm với nồng độ dưới 0.05%.
Bên cạnh đó, CIR còn khẳng định Monome Acrylamide là chất độc hại cho hệ thần kinh và nó còn có khả năng gây ung thư ở người và động vật.
4. Hương liệu tổng hợp
Hương thơm tổng hợp được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm, nước hoa. Mặc dù hương thơm tổng hợp giúp tạo mùi hương nhưng lại là thành phần độc hại trong mỹ phẩm, không hề tốt cho da và sức khỏe, có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ ung thư.
5. Paraben
Paraben là thành phần độc hại trong mỹ phẩm khá phổ biến. Paraben thường được sử dụng trong các loại mỹ phẩm như một chất bảo quản. Đặc biệt, một số hợp chất Paraben còn được đưa vào danh sách các chất cấm trong mỹ phẩm. Những chất này thường có trong các loại kem dưỡng ẩm, kem nền. Điều đáng nói, tiếp xúc nhiều với Paraben sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
6. Màu tổng hợp
Màu tổng hợp (FD&C colors) có nguồn gốc từ hắc ín (petroleum) và được dùng làm màu nhân tạo cho các sản phẩm mỹ phẩm. Chất này thường được thử nghiệm trên động vật vì các khả năng gây ung thư. Các sản phẩm có chứa hoá chất này: dầu gội, rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da, tẩy rửa cơ thể, chăm sóc dành cho trẻ, chăm sóc tóc, đồ trang điểm
Kí hiệu trên nhãn sản phẩm: FD&C hoặc D&C được theo sau bằng 1 tên và số (FD&C RED NO. 40)
7. Chất hoạt động bề mặt PEG
Trong ngành mỹ phẩm Propylene Glycol (PG hay PEGs) được xem là chất giữ, làm ẩm và chống đông cho các sản phẩm dạng lỏng như kem nền, kem lót, dưỡng thể và kem đánh răng, … Theo các nghiên cứu MSDS thì việc tiếp xúc trực tiếp giữa Propylene Glycol với da có thể khiến những khu vực này bị kích thích mạnh, nhanh lão hóa, mau bong tróc. Nếu thấm vào cơ thể PG còn có thể gây nên nhiều bất thường gan và tổn thương thận, xa hơn là đau thắt cơ tim.
Tuy nhiên, đây chỉ là tác hại tất yếu nếu da bạn tiếp xúc với 100% Propylene Glycol, bởi trong mỹ phẩm các nhà sản xuất chỉ sử dụng Propylene Glycol với một liều lượng cực nhỏ nên chỉ khi lạm dụng ta mới thực sự gặp rắc rối. Ký hiệu trên bản thành phần: Propylene Glycol, Propylene Glycols, 1,2-Propanediol.
8. Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol là một loại cồn đang được sử dụng để làm nguyên liệu cho các sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da phổ biến trên thế giới với tác dụng giúp loại bỏ dầu long não bôi trên da để chữa viêm phế quản, có khả năng tẩy sạch lớp trang điểm, loại bỏ lớp dầu nhờn và xà phòng còn bám trên da.
Tuy lượng Isopropyl alcohol trong các loại mỹ phẩm hiện nay đã giảm đi đáng kể so với trước đây, nhưng nhìn chung việc bôi mỹ phẩm có chứa Isopropyl Alcohol lên da vẫn hoàn toàn có thể gây ra mụn. Nguyên nhân là do Isopropyl Alcohol có khả năng làm tăng hiện tượng dày sừng và tiêu diệt ADN trong các tế bào da ở thành lỗ chân lông. Những tế bào chết sẽ rụng vào các lỗ chân lông và nếu như bạn không tẩy tế bào chết thường xuyên thì có thể sẽ làm cho lỗ chân lông bị bít tắc và đây là nguyên nhân hình thành mụn trứng cá.
Đây cũng là một thành phần nguy hiểm nếu bạn hít phải quá nhiều. Bởi nó gây ra tình trạng đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là trầm cảm nếu hít phải quá nhiều trong thời gian dài.
9. Sorbic Acid
Sorbic Acid (E200) được biết đến là một chất thường được sử dụng như một chất bảo quản trong thực phẩm và mỹ phẩm. Nó có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, các loại nấm để bảo quản sản phẩm lâu hơn.
Sorbic Acid an toàn cho việc sử dụng thường xuyên, vì nó không liên quan đến ung thư hoặc các vấn đề sức khoẻ lớn khác. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với acid sorbic, nhưng phản ứng thường nhẹ và có ngứa da nhẹ. Tuy nhiên, Tùy theo từng loại mỹ phẩm mà sử dụng đúng liều lượng để mang lại hiệu quả cao nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
10. Sodium lauryl sulfate
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là chất tẩy rửa, chất làm đặc và chất nhũ hóa. SLS có trong hàng loạt sản phẩm tẩy rửa gia đình, các sản phẩm vệ sinh cá nhân (như kem đánh răng), chăm sóc tóc và các sản phẩm chăm sóc da.
SLS được chứng minh là chất gây kích ứng da. Một nghiên cứu năm 2003 của Đức 1 phát hiện ra rằng SLS gây mất nước cho da. Năm 2008, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu 2 cho thấy SLS phá vỡ chức năng hàng rào tự nhiên của da, và nghiên cứu gần đây hơn 3 đã xác nhận điều này. Và SLS không thân thiện với những làn da bị bệnh chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá.
11. Sodium laureth sulfate
Sodium Laureth Sulfate (viết tắt là SLES) là một trong những hóa chất độc hại phổ biến có trong dầu gội đầu, dầu xả và nhiều loại mỹ phẩm khác. SLES là chất đặc biệt nguy hại cho trẻ em và chúng cũng gây tác dụng xấu tới làn da của người lớn. Khi kết hợp cùng một số thành phần khác có trong mỹ phẩm, những hóa chất này có thể tạo thành chất gây ung thư và cho phép nhiều nitrat xâm nhập vào da.
12. BHT
BHT là thành phần độc hại trong mỹ phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thành phần này thường có trong các sản phẩm như sữa rửa mặt, sản phẩm dưỡng ẩm, kem nền, bút kẻ mắt. Sự xuất hiện của BHT trong mỹ phẩm giúp bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng, nhưng lại có thể gây kích ứng da, rối loạn nội tiết, nguy hiểm hơn là gây ung thư da, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
13. Butyl methoxy dibenzoyl methane
Butyl methoxy dibenzoyl methane hay còn được gọi là Avobenzone – chất thường được sử dụng trong kem chống nắng hóa học với những liều lượng định mức rất rõ ràng để hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA.
Nhưng không phải tự dưng mà các chuyên gia thường khuyên bạn nên chọn sử dụng các loại kem chống nắng tự nhiên. Bởi trên hết nếu sử dụng lâu dài, các hợp chất có trong các loại kem chống nắng hóa học có thể làm da bạn bị kích ứng, dễ gây rối loạn nội tiết tố và tăng độ nhạy cảm da.